Sự Thật Bất Ngờ: Tôn Ngộ Không Hoàn Toàn Không Phải Nhân Vật Hư Cấu Mà Còn Có Thật Trong Lịch Sử?
Nguồn gốc thực sự của nhân vật Tôn Ngộ Không trong tác phẩm Tây Du Ký vẫn luôn là đề tài được nhiều người chú ý.
Tây Du Ký là bộ phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân, khởi quay từ năm 1982 và chính thức công chiếu kể từ năm 1986. Trải qua hơn 30 năm, những thước phim của đạo diễn Dương Khiết vẫn thu hút được sự theo dõicủa nhiều thế hệ khán giả.
Bạn đang xem: Sự thật bất ngờ: tôn ngộ không hoàn toàn không phải nhân vật hư cấu mà còn có thật trong lịch sử?
HìnhtượngTôn Ngộ Không trên bìa một cuốn sách cổ ở Trung Quốc
Có một bằng chứng cho rằng, "Hầu gia" được sáng tác dựa trên một cao tăng có tên Thích Ngộ Không ((731 – 812), tên tục làXa Phụng Triều, quê ở Kinh Triệu, Vân Dương, Trung Quốc. Tương truyền ông từ nhỏ vốn đã thông minh, am hiểu Nho học và biết cách đối nhân xử thế.
Vào năm 751, Thích Ngộ Không đi theo Trương Quang Thao đến Tây Vực, nơi Phật pháp rất hưng thịnh. Cũng trong năm này, ông bái pháp sư Tam Tạng là sư phụ, được đặt pháp hiệu là Đạt Ma Đà Đô và đi tu.
Tranh minh họa truyện Tây Du Ký
Do mắc bệnh trong người, Thích Ngộ Không phải ở lại Tây Vực gần 40 nămrồi mới quay trở lại quê hương. Trong khoảng thời gian này, ông chuyên tâm nghiên cứu, biên dịch và truyền giáo Phật pháp.
Một số học giả tin rằng, hành trình của hai đại sư chính là nguồn cảm hứng cho Ngô Thừa Ân tạo nên câu chuyện thỉnh kinh ly kỳ trong Tây Du Ký.
Xem thêm: Tốt Nghiệp Cao Đẳng Được Gọi Là Gì, Bằng Cao Đẳng Gọi Là Gì
Hình ảnh cao tăng Huyền Trang đi thỉnh kinh
Ngoài ra, trên một số bức bích họa có niên đại hơn1.000 năm tuổi trong động Thiên Phật (cách Tây An, Cam Túc khoảng 90km), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một dấu tích khác lý giải về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không.
Trong bức bích họa là hình ảnh một vị hòa thượng và một "hầu hình nhân" (một ngườicó hình dáng giống khỉ) đang chắp tay hướng về phía Phật Bà Quan Âm.
Một bức tranh cổ có hình Đường Tăng và Tôn Ngộ Không
Giả thuyết khác cho rằng nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không chính làmột người đàn ông có thật tên Thạch Bàn Đà, quê ở Tiên Dương, Trung Quốc. Theo nghiên cứu cho biết khi Huyền Trang sang Tây phương thỉnh kinh gặp không ít nguy nan, vì thế quyết định thu nhận đệ tử.
Thạch Bàn Đà là người Hồ, võ nghệ cao cường, thông minh nhanh nhẹn, nhưng lại có ngoại hình xấu xí và kỳ quái, ví như một "hầu hình nhân".
Xem thêm: Wukong Mùa 11: Bảng Ngọc, Cách Lên Đồ, Bảng Ngọc Và Cách Lên Đồ Ngộ Không Build Mùa 11
Lục Tiểu Linh Đồng đã thổi hồn vào nhân vật Tôn Ngộ Không
Hình ảnh Tôn Ngộ Không được khai thác trong nhiều lĩnh vực khác như hí kịch, kịch nói, âm nhạc, điện ảnh..., đa số đều khai thác một góc cạnh khác trong cuộc đời Tôn Ngộ Không và dựa nhiều vào tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.